Sốt xuất huyết là bệnh dịch nguy hiểm và dễ lây lan. Từ một người khỏe mạnh, chạy băm băm, ngày hôm sau đã có thể nằm mê mệt, đau nhức mình mẩy. Đặc biệt với phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết có lẽ là trải nghiệm kinh khủng và khó quên nhất.
Sốt xuất huyết là gì
Đầu tiên nói qua một chút về căn bệnh này. Mặc dù nghe đã nhiều nhưng có lẽ không phải ai cũng hiểu hết về nó.
Sốt xuất huyết là bênh do siêu vi trùng Dengue gây ra. Bệnh lây từ người bệnh qua người lành qua muối vằn đốt.
Triệu chứng sốt xuất huyết sẽ xuất hiện từ từ theo ngày. Vì vậy, nhiều người chủ quan dễ nhầm lẫn sốt xuất huyết với các kiểu cảm cúm thông thường, tự mua thuốc cảm cúm về điều trị (ĐẠI KỊ). Chỉ đến khi bệnh ở thể nặng, sốt cao không dừng, người mệt mỏi, chán ăn, xuất huyết, mới vào viện xét nghiệp máu, mới phát hiện ra bệnh.
Các triệu chứng ban đầu đều là sốt nhẹ, đau đầu, đau người, đau mắt và có cảm giác buồn nôn. Sau 1, 2 ngày bệnh trở nên nặng hơn sốt cao không ngừng, đau khớp, huyết áp hạ, chân tay lạnh, tiểu cầu giảm và bắt đầu xuất huyết trên da, chảu máu cam, chảy máy chân răng hoặc đi ngoài ra máu. Giai đoạn nguy hiểm nhất là người bị sốc, li bì, vật vã.
Chủ động phòng tránh muỗi
Sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc đặc trị. Với người có sức đề kháng tốt, thì bệnh có thể tự khỏi khi điều trị tại nhà. Nhưng với người có sức đề kháng yếu đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em thì rất nguy hiểm. Phụ nữ mang bầu dễ bị sảy thai, sinh non, bé nhẹ cân, dị tật… Trẻ nhỏ bệnh chuyển biến nhanh, huyết áp tụt, nôn ra máu, dẫn đến tử vong.
Vì vậy, nhất là khi thời tiết đang giao mùa như hiện nay. Khi các tỉnh phía Nam đang phải gồng mình để chống cùng lúc 3 loại dịch bệnh sốt xuất huyết, sởi và chân tay miệng. Thì để đảm bảo an toàn, việc phòng tránh bằng các cách chống muỗi như dọn dẹp sạch sẽ nơi ở, phun thuốc chống muỗi, dùng tinh dầu, lắp cửa lưới chống muỗi là việc nên làm để có thể an toàn qua khỏi dịch bệnh.
Trải nghiệm bà bầu khi bị hành bởi sốt xuất huyết
Đây là trải nghiệm có thực của chị Nga ở Hoàng Mai, Hà Nội. Vào khoảng tháng 6/2017. Chị biết mình có thai được khoảng 1 tháng. Đây cũng là đứa con đầu lòng của 2 anh chị. Nên luôn cẩn thận đi lại ăn uống. Tuy nhiên, vì mang thai ở tháng đầu và lại bị nghén nặng, nên lúc nào chị cũng cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sức đề kháng kém. Thời điểm này ở Hà Nội đang bùng phát dịch sốt xuất huyết, trong đó khu vực quận Hoàng Mai là điểm nóng của dịch.
Vào buổi chiều đi làm về, chị cảm thấy trong người khó chịu, đau đầu và hơi sốt. Kẹp nhiệt độ thì chị Nga đã sốt 38 độ. Cũng tìm hiểu phụ nữ mang bầu bị sốt nguy hiểm thế nào, mặc dù đã pha nước cam, chườm nóng liên tục nhưng nhiệt độ vẫn không giảm. 10h đêm anh chị đưa nhau vào Bệnh viện Thanh Nhàn, xét nghiệm máu thì phát hiện sốt xuất huyết. Khá là lo lắng, vì bác sĩ báo bệnh này có thể gây ra biến chứng nguy hiểm và dị tật cho thai nhi. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và con thì cần nhập viện ngay.
Ngày 1 chị Nga mặc dù sốt nhưng người vẫn chưa mệt mỏi lắm, vẫn ăn hết được tô cháo (Bị sốt xuất huyết, bác sĩ chỉ cho ăn đồ mềm, uống nước cam, uống Oresol). Chị tích cực chườm nước ấm vì không dám dùng thuốc sợ ảnh hưởng đến con. Bác sĩ có kê thuốc hạ sốt nhưng chị cũng không dám dùng, vì nhiệt độ mới xấp xỉ 38.5 độ. Từ ngày thứ 2, trải nghiệm mới kinh khủng hơn. Vừa bị bệnh lại cộng thêm nghén, người mệt mỏi, đau đầu, không muốn nhấc chân tay. Không ăn được gì chỉ nằm li bì. May mắn là không bị sốt cao hơn. Ngày thứ 3, bắt đầu xuất huyết trên da, nhiều nhất ở tay, bụng và lưng, nhiệt độ đã giảm hơn chút, nhưng vẫn rất mệt mỏi. Sang ngày thứ 4, 5 chị vẫn còn cảm giác buồn nôn, đau nhức người và không ăn được gì. May mắn, ở viện chị phải siêu âm 3 lần thì bé nhịp tim vẫn ổn định. Đến ngày thứ 6, xuất huyết đã bớt, người vẫn còn mệt nhưng được bác sĩ cho ra viện nghỉ ngơi tại nhà.
Dù hiện tại đều mẹ tròn con vuông, nhưng những lo lắng, suy nghĩ vì bị sốt xuất huyết, lo sợ con mang di tật, mất con ám ảnh chị suốt cả 8 tháng mang thai.
Được làm mẹ là điều tuyệt vời nhất! Vì vậy, các chị em cần biết cách bảo vệ bản thân khỏi tác động của bệnh tật. Chủ động các biện pháp phòng chống muỗi. Sử dụng màn ngủ, lắp cửa lưới chống côn trùng, cửa lưới chống muỗi để không bị truyền bệnh. Khi có dấu hiệu không được tự ý dùng thuốc, mà đến ngay các cơ sở y tế khám bệnh để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.